Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh thalassemia

Tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh thalassemia

ác mẹ biết không, bệnh tan máu bẩm sinh nguy hiểm lắm đấy. Nếu con sinh ra mắc phải bệnh này, bé sẽ liên tục bị thiếu máu, và có thể phải vào viện nhiều lần trong năm để truyền máu duy trì sự sống đến suốt đời. Đây là căn bệnh đáng sợ có thể đe dọa đến tính mạng của bé yêu, vì gây thiếu máu nặng, ngoài ra, khi truyền máu nhiều lần, bé sẽ bị ứ sắt dễ dẫn đến xơ gan, suy tim và có thể đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường máu như viêm gan siêu B, viêm gan siêu vi C. Trước đây khi nền y tế nước ta còn khó khăn, việc truyền máu, sàng lọc mầm bệnh trong máu và dùng thuốc thải sắt còn nhiều hạn chế, đa số những em bé bị tan máu bẩm sinh không sống được qua 2 tuổi.
Vậy tan máu bẩm sinh là gì? Tan máu bẩm sinh là một bệnh lý di truyền khi bố mẹ mang gien bệnh và truyền lại cho con. Nhiều cặp vợ chồng bề ngoài hoàn toàn khỏe mạnh bình thường, nhưng chỉ khi xét nghiệm máu mới phát hiện ra mang gien gây bệnh tiềm ẩn trong người. Chỉ khi cả bố và mẹ cùng lúc truyền gien này cho con, tức là đứa bé có đến 2 gien bệnh, lúc đó bệnh mới biểu hiện ra ngoài và ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về sau của bé. Nếu hai vợ chồng mỗi người có 1 gien bệnh, không chỉ đứa con đầu, mà cả những đứa con tiếp theo đều có nguy cơ mắc bệnh là 25%.
Gien tan máu bẩm sinh rất phổ biến ở người Việt Nam chứ không ít gặp đâu các mẹ à. Một nghiên cứu ở Việt nam đã ước tính cứ 10 người Việt Nam sẽ có 1 người mang gien bệnh. Một số dân tộc thiểu số ở nước ta có tần suất mang gien bệnh còn cao hơn nữa, như người Khơ-me, người Lạt, người Bana.
May thay, hiện nay đã có những biện pháp sàng lọc trước sinh tại các bệnh viện phụ sản để tầm soát sớm bệnh tan máu bẩm sinh. Các mẹ sẽ được lấy máu đem đi xét nghiệm tầm soát bước đầu với chi phí không nhiều một lần lấy máu xét nghiệm khi bị sốt. Có khi bác sĩ sẽ khuyên cả ông xã cũng nên thử xét nghiệm máu. Việc lấy máu xét nghiệm này hoàn toàn không gây hại cho thai nhi, các mẹ đừng lo lắng nhé. Khi có kết quả trả về, nếu có bất thường, bác sĩ sẽ quyết định có làm những xét nghiệm cao cấp hơn hay không. Thời điểm để tầm soát có thể là trước khi cưới, khi dự tính có con hay khi mang thai trong 3 tháng đầu. Nếu các mẹ thấy trong gia đình mình hay bên chồng đã từng có người bị tan máu bẩm sinh, hay biết trong gia đình có người mang gien này, hãy đi gặp bác sĩ để được tư vấn tầm soát.

P/s: Nếu cần tư vấn thêm, các mẹ hãy liên hệ BS  THÂN TRỌNG THẠCH (giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM, BS bệnh viện Hùng Vương) nhé!

Địa chỉ: 64A5 Bà Hom, Phường 13, quận 6, TP.HCM
Số điện thoại đặt khám: 08 66 816 816

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét