Thai ngoài tử cung hình thành như thế nào?
Chắc các mẹ cũng từng nghe qua, hoặc đọc trên sách báo thấy các bác sĩ nhắc đến cụm từ “Thai ngoài tử cung”. Vậy thai ngoài tử cung là sao các mẹ nhỉ?Thông thường sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển theo vòi trứng để xuống làm tổ tại buồng tử cung. Sau này, thai nhi sẽ phát triển và lớn lên tại buồng tử cung. Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó, thỉnh thoảng trứng không xuống được đến buồng tử cung mà "mắc kẹt" lại tại vòi trứng và bắt đầu phát triển tại đây. Trường hợp này các bác sĩ gọi là thai ngoài tử cung. Ngoài vòi trứng, hiếm khi trứng "mắc kẹt" tại các vị trí khác (như buồng trứng hay cổ tử cung).
Trứng thụ tinh không thể phát triển đầy đủ và đúng mức tại bất cứ vị trí nào ngoài buồng tử cung. Không những thế, sức khỏe của mẹ còn bị đe dọa nghiêm trọng nếu tiếp tục thai kì. Vì vậy, khi được chẩn đoán thai ngoài tử cung, trứng phải được lấy ngay ra khỏi cơ thể mẹ bằng phương pháp phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa.
Nguyên nhân thường gặp nhất của thai ngoài tử cung là viêm nhiễm vòi trứng. Nguy cơ thai ngoài tử cung cũng cao hơn nếu các mẹ đã từng bị thai ngoài tử cung hoặc đã từng trải qua các phẫu thuật vùng bụng trước đó.
Vậy dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung là gì, cùng đón đọc kì sau các mẹ nhé!
Chúc các Mẹ khỏe!
p/s: Nếu cần tư vấn thêm, các mẹ hãy liên hệ BS THÂN TRỌNG THẠCH (giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM, BS bệnh viện Hùng Vương) nhé!
Phòng khám Sản - Phụ khoa - Hiếm muộn Mẹ và Bé
Địa chỉ: 64A5 Bà Hom, Phường 13, quận 6, TP.HCM
Số điện thoại đặt khám: 08 66 816 816
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét